Responsive image

Bệnh tiểu đường và mang thai

Bệnh tiểu đường và mang thai

Đa số phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường sẽ sinh ra một em bé khỏe mạnh, tuy nhiên có thể xảy ra một số biến chứng mà bạn nên biết. Thông tin dưới đây dành cho những phụ nữ đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 trước khi có thai. Không bao gồm đối tượng phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ – tình trạng lượng đường trong máu (glucose) tăng cao lên trong suốt thời kỳ mang thai và sẽ biến mất sau khi em bé chào đời.

Điều gì sẽ xảy đến với bạn

mắc tiểu đường khi mang thai

Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường thuộc loại 1 hoặc loại 2, thì nguy cơ cao hơn, việc bạn sẽ gặp phải một số vấn đề bất lợi sau:

  • Kích thước thai nhi quá lớn làm tăng nguy cơ sinh khó, thai phụ chuyển dạ kéo dài hoặc phải mổ lấy thai
  • Tăng tỷ lệ sẩy thai

Những bệnh nhân bị tiểu đường có nguy cơ dẫn đến các bệnh về mắt (bệnh võng mạc tiểu đường) và bệnh về thận (bệnh thận tiểu đường). Một số người mắc bệnh tiểu đường loại 1 cũng có thể bị nhiễm toan ceton tiểu đường, gây ra bởi sự tích tụ chất độc có tên ceton ở trong máu. Mang thai có thể làm tăng nguy cơ xảy đến những vấn đề sức khỏe như trên và có thể làm cho những vấn đề này trở nên xấu đi.

Điều gì sẽ xảy đến với em bé của bạn

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2, sẽ làm tăng nguy cơ em bé của bạn:

  • gặp phải một số vấn đề về sức khỏe trong thời gian ngắn ngay sau khi sinh, như các vấn đề về tim và hô hấp, em bé lúc này cần được chăm sóc y tế tại bệnh viện
  • sau này em bé lớn lên dễ bị béo phì hoặc tiểu đường

Cũng có khả năng cao hơn em bé của bạn khi sinh ra bị dị tật bẩm sinh, nhất là bất thường về tim và hệ thần kinh, hay là bị chết non (chết ngay lúc sinh) hoặc chết không lâu sau sinh. Tuy vậy nếu bệnh tiểu đường của bạn được quản lý tốt cả trước và trong khi mang thai, những rủi ro này sẽ được giảm thiểu.

Giảm thiểu rủi ro

Để giảm thiểu rủi ro thì điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho chính mình và em bé là chắc chắn rằng bệnh tiểu đường của bạn được kiểm soát một cách tốt nhất trước khi bạn có ý định có thai. Trước khi bạn dự kiến có em bé, hãy hỏi lời khuyên của bác sĩ gia đình hoặc chuyên gia về bệnh tiểu đường (bác sĩ tiểu đường) để nhận được tư vấn kỹ càng.

Và để có được hỗ trợ đầy đủ hơn bạn nên đến một phòng khám tiền thụ thai tiểu đường. Cần thiết bạn nên làm một xét nghiệm máu, là xét nghiệm HbA1c, đều đặn vào mỗi tháng. Điều này cho phép biết được lượng đường glucose trong máu của bạn là bao nhiêu.

Với mức đường máu tốt nhất là không quá 6,5% trước khi có thai. Nhưng nếu bạn không thể đạt được mức đường máu dưới 6,5%, bạn hãy đến cơ sở chuyên khoa y tế gần nhất để được hướng điều trị thích hợp cho cả bạn và em bé nhằm giảm thiểu xảy đến những biến chứng.

Trường hợp mức đường máu của bạn là trên 10%, đội ngũ chăm sóc sức khỏe sẽ khuyên bạn không nên có em bé lúc này cho đến khi tình hình đường máu được cải thiện. Bạn nên tiếp tục sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn đến thời điểm lượng đường máu có thể kiểm soát được.

Bác sĩ gia đình hoặc chuyên gia về bệnh tiểu đường sẽ đưa ra những hướng dẫn giúp bạn có thể thực hiện được điều đó. Nếu bạn đang mắc tiểu đường loại 1, bạn nên có các dải thử (testing strip) và máy đo theo dõi để xác định lượng ceton trong máu của bạn, để kiểm tra xem bạn có bị nhiễm toan tiểu đường hay không. Bạn nên kiểm tra thường xuyên hơn khi mức đường máu của bạn quá cao, cũng như khi bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Axit folic

ACID FOLIC 5mg

Phụ nữ có bệnh tiểu đường trong người nên được cung cấp một liều cao hơn 5 miligam (mg) axit folic mỗi ngày từ lúc chuẩn bị có thai đến khi thai đã được 12 tuần tuổi. Bác sĩ của bạn phải là người trực tiếp kê đơn thuốc này, bởi vì viên 5mg sẽ không được bán tại các quầy thuốc. Bạn nên uống axit folic để ngăn ngừa các dị tật thai nhi cho con, như dị tật đốt sống chẻ đôi.

Điều trị bệnh tiểu đường trong khi bạn mang thai

Bác sĩ cũng có thể đề nghị thay đổi hướng điều trị trong thai kỳ của bạn. Nếu bạn hay dùng thuốc viên để kiểm soát bệnh tiểu đường, thường bạn sẽ được khuyên nên chuyển sang tiêm insulin, dù có hay không có thuốc metformin. Nếu bạn đã sử dụng cách tiêm insulin để kiểm soát căn bệnh tiểu đường, bạn có thể cần phải chuyển sang dùng một loại insulin khác.

Nếu như bạn đã dùng thuốc nhằm để cải thiện các tình trạng liên quan đến bệnh tiểu đường, như cao huyết áp, thì hướng điều trị có thể thay đổi theo đó. Một điều quan trọng là đừng bỏ lỡ cuộc hẹn nào với nhóm chăm sóc sức khỏe, để họ có thể theo sát tình trạng bệnh của bạn và có những phản ứng kịp thời trước bất kỳ sự thay đổi nào làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và của bé.

Trong suốt thời gian mang thai, bạn cũng cần thường xuyên chú ý theo dõi lượng đường trong máu của mình, nhất là khi xuất hiện buồn nôn và nôn mửa (chứng ốm nghén) vì những dấu hiệu này có thể ảnh hưởng đến đường máu. Bạn yên tâm những điều này sẽ được bác sĩ gia đình hoặc nữ hộ sinh giải thích kỹ hơn cho bạn.

Việc giữ mức đường huyết ở mức thấp có nghĩa bạn sẽ gặp nhiều hơn những cơn tụt (“hypose”) đường máu xuống thấp (hạ đường huyết) (“hypose”). Rất may sẽ không có tổn thương nào lên em bé của bạn, nhưng với bạn và chồng của bạn cần biết cách vượt qua nó. Hãy mạnh dạn trò chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia bệnh tiểu đường về điều này.

trị bênh tiểu đường khi mang thai | phòng khám medic sài gòn

>> Xem thêm: Tin vui cho các bà mẹ mang thai bị đái tháo đường

Kiểm tra bệnh về mắt trong tiểu đường khi mang thai

Bạn cũng được đề nghị nên kiểm tra mắt bệnh tiểu đường định kỳ trong suốt thời gian mang thai. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh mắt tiểu đường (bệnh võng mạc tiểu đường) nếu có. Kiểm tra định kỳ rất quan trọng vì nguy cơ xảy đến những vấn đề nghiêm trọng về mắt là cao hơn khi bạn có thai.

Bệnh lý võng mạc tiểu đường có thể chữa khỏi, nhất là khi được phát hiện sớm. Nếu bạn đang mang thai và quyết định chọn cách không làm xét nghiệm, hãy nói đều đó với bác sĩ lâm sàng chăm sóc bệnh tiểu đường của bạn.

Chuyển dạ và sinh nở

Nếu bạn đang mắc tiểu đường, rất khuyên bạn nên sinh con trong bệnh viện để nhận được sự chăm sóc đặc biệt từ đội ngũ chuyên gia sản phụ khoa. Các bác sĩ cũng có thể đưa ra lời khuyên bạn nên bắt đầu chuyển dạ sớm bởi vì nếu kéo dài quá lâu việc mang thai sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng cho cả mẹ và bé.

Và nếu kích thước em bé quá lớn so với dự kiến, các bác sĩ sẽ cùng bạn thảo luận để cân nhắc lựa chọn phương án sinh con, và có thể đề nghị sinh mổ tự chọn. Đường máu nên được đo mỗi giờ trong lúc thai phụ chuyển dạ và sinh đẻ. Nếu có vấn đề, bạn có thể được bác sĩ chỉ định truyền nhỏ giọt tĩnh mạch insulin hoặc glucose vào cánh tay.

Sau khi sinh

Cho em bé bú sữa mẹ càng sớm càng tốt – nên trong vòng 30 phút đầu sau sinh – để giúp đường huyết của bé giữ ở mức an toàn. Vài giờ sau khi ra đời, em bé sẽ được nhân viên y tế lấy máu gót chân nhằm xét nghiệm để kiểm tra xem mức đường máu có thấp hay không.

Nếu đường máu của em bé không nằm trong mức an toàn, hoặc là đang gặp vấn đề khó khăn khi cho ăn, em bé sẽ cần phải được chăm sóc y tế thêm. Tình huống này bé cần được truyền dịch qua ống thông tĩnh mạch nhỏ giọt để tăng đường máu lên. Khi đã kết thúc thai kỳ, bạn sẽ không cần nhiều insulin để kiểm soát đường máu nữa.

Bạn có thể giảm liều insulin xuống như trước khi mang thai hoặc quay trở lại với những viên thuốc mà lúc chưa có thai bạn đã dùng. Hãy nhớ trao đổi với bác sĩ về điều này. Bạn nên được kiểm tra mức đường máu trước khi rời bệnh viện về nhà và kiểm tra lại sau sinh 6 tuần. Bạn cũng cần tìm hiểu thêm kiến thức về chế độ ăn uống và tập thể dục.

Phòng khám chúng tôi luôn có bác sĩ, y tá xét nghiệm tư vấn tại Đà Nẵng mọi nơi mọi lúc khi quý khách hàng cần, luôn lấy cái “Tâm” để phục vụ
Hãy liên hệ Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn để được tư vấn:
–  Địa chỉ: 97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng
–  Hotline: 091 555 1519
–  Zalo: 0914 496 516

vinabook.edu.vnphongkhammedic.comniptdanang.comxetnghiemdanang.com, thietbiytegiagoc.com

TIN XEM NHIỀU NHẤT

nguyên nhân tăng đường huyết sau ăn 142418 Lượt xem
Chỉ số đường huyết an toàn sau ăn là bao nhiêu. Bên cạnh việc theo dõi đường đói, người bệnh tiểu đường cần theo dõi tăng đường huyết sau ăn 2 tiếng. Đây là ...
64607 Lượt xem
Phát hiện chất gây nghiện nhanh bằng xét nghiệm nước tiểu Chất gây nghiện tồn tại trong cơ thể làm tổn thương rất lớn. Do đó, nếu có nghi ngờ cần tiến hành xét nghiệm ...
55638 Lượt xem
LỢI VÀ HẠI KHI ĐIỀU TRỊ MÁY XÔNG KHÍ DUNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH Điều trị bằng máy xông khí dung không phải ai cũng biết. Cùng Vinabook tìm hiểu lợi và hại khi dùng máy xông để tránh ...
52283 Lượt xem
XÉT NGHIỆM MÁU TỔNG QUÁT LÀ GÌ? BAO GỒM NHỮNG XÉT NGHIỆM NÀO? XÉT NGHIỆM MÁU TỔNG QUÁT LÀ GÌ? BAO GỒM NHỮNG XÉT NGHIỆM NÀO? THỰC HIỆ N Ở PHÒNG KHÁM MEDIC SÀI GÒN 97 HẢI PHÒNG ĐÀ ...
42926 Lượt xem
trẻ em thì nên thở khí dung bao nhiêu lần/ngày là đủ? Trẻ em thì nên thở khí dung bao nhiêu lần là caaiu hỏi mà người mẹ nào cũng thắc mắc. Bạn có thể cho bé sử dụng ...
xét nghiệm 33778 Lượt xem
 VÌ SAO CẦN CHỦ ĐỘNG XÉT NGHIỆM MÁU TỔNG QUÁT ĐỂ PHÁT HIỆN BỆNH? Xét nghiệm máu có thể cho biết nguy cơ mắc những bệnh gì? Những lưu ý khi xét nghiệm tổng quát? Bao nhiêu lâu cần xét ...
-->
I am Dr.Bao
Online
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
LOGO
Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn