1. Xét nghiệm nội tiết sẽ được các bác sĩ chỉ định khi
Xét nghiệm nội tiết tố nữ sẽ được các bác sĩ chỉ định khi:
- Kinh nguyệt ra ít hoặc ra quá nhiều. Chu kỳ kinh kéo dài hoặc ngắn bất thường.
- Vô kinh nguyên phát (chưa khi nào có kinh nguyệt) hoặc vô kinh thứ phát (đã từng có nhưng đột nhiên nhiều tháng liền mới có hoặc không thấy có kinh)
- Chảy máu âm đạo bất thường ngoài kỳ kinh.
- Nghi ngờ hội chứng buồng trứng đa nang với các triệu chứng: Kinh nguyệt không đều, tâm trạng thất thường, rậm lông, tăng cân,…
- Khó khăn khi thụ thai
- Gia đình cần thực hiện phương pháp thụ thai trong ống nghiệm.
2. Xét nghiệm nội tiết tố
2.1. Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì?
Xét nghiệm nội tiết tố nữ gồm có nhiều xét nghiệm nhỏ khác nhau được thực hiện nhằm theo dõi và đánh giá sức khỏe sinh sản của nữ giới.
Bảng giá xét nghiệm tại đây
2.2. Thành phần của xét nghiệm nội tiết tố nữ
Chỉ số Testosterone
Testosterone là hormone có vai trò giúp kích thích và gia tăng ham muốn tình dục ở nữ giới. Nếu vượt ngưỡng trên được xem là Testosterone có nồng độ cao và đồng nghĩa với nguy cơ đa nang buồng trứng hoặc bệnh u hiếm gặp.
Chỉ số Progesterone
Progesterone ở nữ giới giúp kích thích sự phát triển của tuyến vú và niêm mạc tử cung. Trong thai kỳ, chỉ số này thường được duy trì ở mức cao để bảo vệ cho thai nhi. Nếu vượt quá ngưỡng có thể sinh ra nhiều triệu chứng tiêu cực như suy nhược cơ thể, trầm cảm, tức ngực, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn,…
Chỉ số Estrogen
Estrogen quy định các đặc điểm hình thể ở nữ giới như: đường cong, giọng nói, độ ẩm ướt của vùng kín,… Estrogen có 3 dạng nhưng phổ biến nhất là E2 (Estradiol)
Chỉ số FSH
Đây là cơ sở để chẩn đoán hội chứng đa nang buồng trứng. Nếu vượt qua ngưỡng tức là FSH cao và cảnh báo khả năng dự trữ của buồng trứng ở mức thấp.
Chỉ số LH
Sau khi trứng đã rụng, hormone LH sẽ biến bào noãn thành thể vàng và tiết ra progesterone. Nếu nồng độ vượt ngưỡng thì được xem là cao, dễ làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và quá trình rụng trứng đồng thời cảnh báo nguy cơ cao với hội chứng buồng trứng đa nang.
Chỉ số AMH
Đây là một xét nghiệm quan trọng đối với chẩn đoán và điều trị vô sinh hiếm muộn vì nó phản ánh tương đối chính xác khả năng sinh sản của buồng trứng. Dù chỉ số này quá thấp hay quá cao thì với nữ giới cũng đều không tốt. Nếu AMH quá cao thì nguy cơ cao với buồng trứng quá kích từ đó dễ gây vô sinh. Nếu AMH quá thấp thì dễ bị giảm khả năng đáp ứng thuốc khi thụ tinh ống nghiệm.
Chỉ số Prolactin
Phụ nữ trong giai đoạn đang cho con bú thường có nồng độ Hormone Prolactin cao như một cơ chế tránh thai tự nhiên của cơ thể. Nồng độ Prolactin vượt ngưỡng rất dễ bị vô sinh.
3. Khi nào cần xét nghiệm nội tiết tố nữ?
Nồng độ của các nội tiết tố nữ sẽ thay đổi khác nhau theo chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, để chẩn đoán được chính xác nhất, việc xét nghiệm cần được thực hiện theo những thời gian khác nhau:
- Xét nghiệm chỉ số FSH và LH: từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của vòng kinh.
- Xét nghiệm chỉ số progesterone: Trong ngày thứ 21 của vòng kinh 28 ngày.
- Riêng xét nghiệm chỉ số prolactin, testosterone, estrogen và AMH có thể thực hiện ở tất cả các ngày, tùy thuộc vào mục đích xét nghiệm.
4. Xét nghiệm nội tiết tố nữ cần lưu ý những gì?
Khác với các xét nghiệm máu, xét nghiệm này không cần phải nhịn ăn sáng, tuy nhiên chị em cần lưu ý về thời điểm xét nghiệm được chính xác.
5. Xét nghiệm nội tiết tố nữ an toàn uy tín ở đâu?
Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng hân hạnh là cơ sở xét nghiệm tin cậy; chính xác; đồng hành cùng quý khách hàng. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 0914.496.516 để được hỗ trợ nhiều hơn.