Mặc dù chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong cơ thể nhưng kẽm lại là một vi chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của trẻ.
1. Kẽm có tác dụng gì đối với sức khỏe và cơ thể của trẻ
Trong cơ thể con người, kẽm là nguyên tố khoáng vi lượng xếp hàng thứ 6 và chỉ chiếm khoảng 2 – 3g trọng lượng. Mặc dù vậy, kẽm vẫn là chất không thể thiếu đối với sức khỏe của tất cả chúng ta. Vậy kẽm có tác dụng gì đối với trẻ nhỏ? Các tác dụng mà kẽm mang lại cho cơ thể và sức khỏe của trẻ có thể kể đến là:
1.1. Tác động đến sự tăng trưởng cơ thể
+ Giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn từ đó tăng khả năng tổng hợp chất đạm, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và phân chia tế bào. Nếu bị thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào bị ảnh hưởng từ đó ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng của trẻ. Trẻ bị thiếu kẽm sẽ dễ bị rối loạn phát triển xương; chậm phát triển chiều cao; dậy thì chậm; suy giảm chức năng sinh dục.
+ Bảo vệ và duy trì tế bào khứu giác và vị giác. Nếu thiếu kẽm thì sự chuyển hóa tế bào vị giác cũng bị ảnh hưởng theo nên nhiều trẻ bị rối loạn vị giác và biếng ăn kéo dài. Hậu quả của tình trạng này chính là trẻ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển và tăng trưởng.
+ Tác động đến sự tăng trưởng cân nặng và chiều cao của trẻ.
1.1. Tăng cường sức mạnh của hệ miễn dịch ở trẻ
Kích thích tế bào lympho B và lympho T phát triển từ đó giúp cho cơ thể có được hệ thống phòng thủ chống lại các tác nhân gây bệnh, chống nhiễm trùng và tăng cường đề kháng.
Ngoài ra, kẽm có tác dụng gì nữa không? Không chỉ dừng lại ở đó; kẽm còn giúp cho quá trình hấp thu và chuyển hóa các nguyên tố vi lượng như magie, mangan, đồng,… trở nên dễ dàng hơn. Vì thế; nếu cơ thể thiếu kẽm thì dễ bị rối loạn hoặc thiếu hụt chuyển hóa của nhiều yếu tố từ đó sức khỏe bị suy giảm đi rất nhiều
2. Những lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ
Nếu đã biết kẽm có tác dụng gì đối với trẻ thì chắc hẳn cha mẹ cũng sẽ băn khoăn làm sao để biết lúc nào nên bổ sung kẽm cho trẻ. Những trẻ có các dấu hiệu dưới đây nên được đến bác sĩ để kiểm tra và xem xét về việc bổ sung kẽm:
– Trẻ có dấu hiệu suy giảm hệ miễn dịch như: tiêu chảy, dễ bị nhiễm trùng nhiễm khuẩn, mẩn đỏ,…
– Trẻ bị tiêu chảy kéo dài; bị rối loạn tiêu hóa: một trong những biến chứng nguy hiểm do thiếu kẽm gây ra. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị trẻ bị tiêu chảy cấp nên bổ sung 20mg/ ngày trong 10 – 14 ngày để giảm mức độ trầm trọng và ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh.
– Trẻ bị khó ngủ; rối loạn giấc ngủ; hay khóc về đêm: những tình trạng này chủ yếu xảy ra ở trẻ bị suy dinh dưỡng và còi xương.
– Trẻ đang có các tổn thương như: chàm da; viêm da; bong da; nám da; viêm lưỡi; viêm niêm mạc miệng; bị dị ứng; viêm mé món;….