Responsive image

XÉT NGHIỆM TRIPLE TEST

Tất cả mẹ bầu được khuyến cáo nên chủ động làm xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi để phát hiện sớm các bất thường và can thiệp hiệu quả. Một trong các xét nghiệm sàng lọc này là xét nghiệm Triple Test – bộ đôi với xét nghiệm Double Test. 

Triple Test

1. Xét nghiệm Triple Test là gì?

Xét nghiệm Triple Test hay còn gọi là xét nghiệm bộ 3 dựa trên phân tích máu mẹ để định lượng 3 nhóm chất:

  • AFP (Alpha-fetoprotein).
  • Β-hCG (Beta Human Chorionic Gonadotropin).
  • uE3 (Unconjugated estriol).

Nồng độ 3 chất này tăng hay giảm sẽ cho biết nguy cơ thai nhi xuất hiện các bất thường bẩm sinh.

2. Xét nghiệm Triple Test được thực hiện khi nào?

Kết quả xét nghiệm chỉ phản ánh đúng khi mẹ bầu thực hiện ở tuần thai thứ 15 – 20; chính xác hơn ở tuần thai thứ 16 – 18. Tất cả thai phụ đều được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi. Đặc biệt các trường hợp nguy cơ cao cần được xét nghiệm:

  • Gia đình đã từng có tiền sử dị tật bẩm sinh.
  • Thai phụ lớn tuổi (trên 35).
  • Nhiễm 1 số virus có thể gây dị tật trong thời gian mang thai.
  • Thai phụ sử dụng chất kích thích hoặc thuốc có nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Thai phụ sống hoặc làm việc trong môi trường độc hại.
  • Thai phụ từng mang thai và sảy thai không rõ nguyên do.
  • Thai phụ mắc bệnh tiểu đường trước mang thai và sử dụng insulin.

Để đưa ra chẩn đoán chính xác nguy cơ dị tật thai nhi, cần xem xét cả kết quả xét nghiệm lẫn các yếu tố khác như: tuổi mẹ; tiền sử bệnh lý; cân nặng; chiều cao; mang đơn hay đa thai; tuổi thai; tiền sử bệnh lý;…

3. Triple test có ý nghĩa như thế nào?

Xét nghiệm Triple test không thể chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của bé yêu mà chỉ cho biết hiện tại thai có nguy cơ bị rối loạn nhiễm sắc thể do di truyền hay không và có cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác. Có 2 trường hợp bất thường ứng với nồng độ AFP tăng và giảm:

  • Nồng độ AFP tăng là dấu hiệu thai nhi có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh (như cột sống chẻ đôi) hoặc thiếu một phần não bộ (vô sọ). Tuy nhiên; mẹ bầu cần phải xác định tuổi thai chính xác; bởi vì hầu hết các trường hợp AFP tăng là do xác định tuổi thai không đúng.
  • Nồng độ AFP giảm đồng thời cùng với nồng độ hCG và estriol thì thai nhi có nguy cơ cao bị hội chứng Down (Trisomy 21 hay tam thể 21), hội chứng Edwards (Trisomy 18 hay tam thể 18) hoặc một số bất thường nhiễm sắc thể khác.

Tuy nhiên; để có thể dự đoán chính xác mức độ nguy cơ dị tật thai nhi, cần phải kết hợp kết quả xét nghiệm ba chất kể trên cùng với nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như tuổi của mẹ; cân nặng; chiều cao; tiền sử bệnh lý của bản thân thai phụ (như tiểu đường); thói quen (hút thuốc); tình trạng đơn thai hay đa thai; tuổi thai vào thời điểm làm xét nghiệm và tiền sử sản khoa.

Trong trường hợp kết quả xét nghiệm triple test cho thấy nguy cơ cao bị dị tật thai nhi thì sản phụ cần được chỉ định thực hiện chẩn đoán xác định bằng các thủ thuật xâm lấn như chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau.

Các cặp vợ chồng nên trao đổi kỹ với bác sĩ tư vấn về ý nghĩa của kết quả xét nghiệm và những tai biến có thể xảy ra do thủ thuật trước khi quyết định chấp nhận thực hiện xét nghiệm chẩn đoán.

4. Xét nghiệm an toàn uy tín ở đâu?

Phòng khám Medic-Sài gòn tự hào là đơn vị y tế được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn để thực hiện xét nghiệm này. Nếu còn vấn đề thắc mắc hãy liên hệ với Medic-Sài Gòn qua hotline 0914.496.516 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Địa chỉ: 97 Hải Phòng, Đà Nẵng

TIN XEM NHIỀU NHẤT

nguyên nhân tăng đường huyết sau ăn 142135 Lượt xem
Chỉ số đường huyết an toàn sau ăn là bao nhiêu. Bên cạnh việc theo dõi đường đói, người bệnh tiểu đường cần theo dõi tăng đường huyết sau ăn 2 tiếng. Đây là ...
64468 Lượt xem
Phát hiện chất gây nghiện nhanh bằng xét nghiệm nước tiểu Chất gây nghiện tồn tại trong cơ thể làm tổn thương rất lớn. Do đó, nếu có nghi ngờ cần tiến hành xét nghiệm ...
55489 Lượt xem
LỢI VÀ HẠI KHI ĐIỀU TRỊ MÁY XÔNG KHÍ DUNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH Điều trị bằng máy xông khí dung không phải ai cũng biết. Cùng Vinabook tìm hiểu lợi và hại khi dùng máy xông để tránh ...
52100 Lượt xem
XÉT NGHIỆM MÁU TỔNG QUÁT LÀ GÌ? BAO GỒM NHỮNG XÉT NGHIỆM NÀO? XÉT NGHIỆM MÁU TỔNG QUÁT LÀ GÌ? BAO GỒM NHỮNG XÉT NGHIỆM NÀO? THỰC HIỆ N Ở PHÒNG KHÁM MEDIC SÀI GÒN 97 HẢI PHÒNG ĐÀ ...
42796 Lượt xem
trẻ em thì nên thở khí dung bao nhiêu lần/ngày là đủ? Trẻ em thì nên thở khí dung bao nhiêu lần là caaiu hỏi mà người mẹ nào cũng thắc mắc. Bạn có thể cho bé sử dụng ...
xét nghiệm 33670 Lượt xem
 VÌ SAO CẦN CHỦ ĐỘNG XÉT NGHIỆM MÁU TỔNG QUÁT ĐỂ PHÁT HIỆN BỆNH? Xét nghiệm máu có thể cho biết nguy cơ mắc những bệnh gì? Những lưu ý khi xét nghiệm tổng quát? Bao nhiêu lâu cần xét ...
-->
I am Dr.Bao
Online
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
LOGO
Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn