Ung thư có di truyền?
Việc chia sẻ tiền sử sức khỏe của gia đình bạn với người điều trị, chăm sóc sức khỏe của bạn là rất quan trọng. Điều này đặc biệt cần thiết nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.
1. Ung thư di truyền là gì?
Ung thư di truyền có nghĩa là một người được sinh ra bị đột biến gen hoặc thay đổi khiến cho người này dễ bị ung thư hơn bình thường. Đột biến gen có thể truyền từ bố hoặc mẹ hoặc từ cả hai. Ung thư di truyền cũng có thể được gọi là ung thư gia đình.
Khoảng 5% -20% các bệnh nhân bị ung thư là do di truyền. Đây là tỷ lệ ung thư tương đối nhỏ, vậy làm thế nào bạn có thể biết bệnh ung thư có di truyền trong chính gia đình mình hay không? có một số dấu hiệu để nhận biết sau đây:
- Có bao nhiêu người thân bị ung thư trong gia đình, đặc biệt họ được chẩn đoán khi ở độ tuổi còn trẻ.
- Có một thành viên trong gia đình có nhiều khối u, đặc biệt là các khối u ở cùng 1 cơ quan trong cơ thể.
2. Xét nghiệm di truyền ung thư
Ung thư di truyền được phát hiện thông qua xét nghiệm di truyền. Đây là phân tích gen, nhiễm sắc thể hoặc protein của một đối tượng nào đó. Xét nghiệm di truyền giúp:
- Dự đoán được nguy cơ mắc bệnh
- Xác định được đối tượng mang mầm bệnh. Đây là đối tượng không mắc bệnh nhưng có gen bệnh
- Chẩn đoán bệnh
- Tìm hiểu quá trình có nguy cơ cao của một bệnh nào đó
Xét nghiệm di truyền được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu hoặc mô có chứa vật liệu di truyền chẳng hạn như các tế bào bên trong của đối tượng nào đó. Hơn 900 xét nghiệm di truyền có sẵn cho nhiều bệnh khác nhau bao gồm vú, buồng trứng, đại tràng, tuyến giáp, và các bệnh ung thư khác.
3. Tiền sử mắc bệnh ung thư của gia đình nói lên điều gì?
Thông tin về tiền sử mắc ung thư của gia đình bạn giúp bác sĩ xác định được:
- Bạn hoặc người thân trong gia đình có thể sẽ có được những thông tin hữu ích khi được tư vấn di truyền.
- Bạn hoặc người thân trong gia đình có thể được hưởng lợi từ xét nghiệm di truyền.
- Bạn cần được chăm sóc, theo dõi chuyên sâu hơn những đối tượng có thể mắc bệnh ung thư không có yếu tố di truyền ngay cả khi bạn không thực hiện xét nghiệm di truyền..
4. Những thông tin cần thu thập khi gia đình có tiền sử bị ung thư
Bác sĩ cần các thông tin về căn bệnh ung thư của người thân trong gia đình bạn gồm: cha mẹ, con cái và anh chị em, ông bà, cô chú, cháu, anh chị em ruột. Đối với đối tượng bị ung thư, càng thu thập nhiều thông tin càng tốt:
- Loại ung thư
- Tuổi
- Yếu tố di truyền về phía người mẹ hay từ phía người cha
- Dân tộc (chẳng hạn những người có gốc Do Thái có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư nhất định)
- Kết quả xét nghiệm di truyền liên quan đến ung thư trước đây
Có thể một số thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy khó chịu khi nói về vấn đề sức khỏe. Hãy cố gắng tìm thời gian thích hợp để nói chuyện.
5. Khi nào nên chia sẻ tiền sử ung thư của gia đình bạn cho bác sĩ?
Cung cấp tiền sử ung thư của gia đình cho bác sĩ của bạn ngay sau khi được chẩn đoán và trước khi bạn bắt đầu điều trị. Điều này cũng rất quan trọng để bác sĩ của bạn có thể biết bất cứ thông tin mới nào về tình trạng sức khỏe người thân trong gia đình bạn. Nhờ sự tiến bộ của y học giúp cho bác sĩ có thể đánh giá, đưa ra được tiên lượng về bệnh của gia đình bạn. Đặc biệt là sau giai đoạn điều trị đầu tiên của bạn.
Phát hiện ra gen đột biến có thể đưa lại cơ hội giảm khả năng ung thư thông qua tầm soát gen hay những biện pháp khác như thực hiện lối sống lành mạnh, chú ý đến chế độ dinh dưỡng, thực phẩm có khả năng ức chế tế bào ung thư.
Để phát hiện và tầm soát ung thư sớm, hãy đến với chúng tôi- phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn địa chỉ 97 Hải Phòng Đà Nẵng để được tư vấn và làm xét nghiệm nhanh nhất. Dưới đây là bảng giá tham khảo (tại đây )
Mọi thông tin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm. Hotline: 0914 4965 16
PHÒNG KHÁM CHẨN ĐOÁN MEDIC SÀI GÒN HÂN HẠNH GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH NÀY