Cao huyết áp đang tàn phá người trẻ tuổi
Theo nghiêm cứu hiện nay bệnh cao huyết áp có xu hướng mắc phải cao ở tuổi thanh thiếu niên.
Cao huyết áp không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời có thể biến chứng thành suy tim, tai biến mạch máu não, phì động mạch…
Tại sao người trẻ lại bị cao huyết áp?
Đa số mọi người thường nghĩ cao huyết áp chỉ xảy ra ở người lớn tuổi. Tuy nhiên nguyên nhân cao huyết áp ở người trẻ tuổi hiện nay là do bệnh lý thận mạn tính, mất thăng bằng nội tiết tố, dùng nhiều rượu.
Ngoài ra, các yếu tố góp phần làm tăng huyết áp là do việc kiểm soát cân nặng và điều chỉnh lối sống lành mạnh.
Hai nghiên cứu gần đây tại American College of Cardiology và American Heart Association cho thấy rằng người trẻ trong độ tuổi 17 tới 20 tuổi bị huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ lên đến 85%.
Nó được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì các triệu chứng chỉ xuất hiện khi cơ quan nội tạng đã bị tổn thương nghiêm trọng.
Nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ(link) để phát hiện bệnh lý và điều trị kịp thời.
Biểu hiện của bệnh cao huyết áp ở người trẻ?
Theo báo cáo chung của Ủy ban quốc gia về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị huyết áp cao (JNC 7) phân loại tăng huyết áp như sau:
- Bình thường: nhỏ hơn 120/80
- Cao: 120-129/nhỏ hơn 80
- Tăng huyết áp giai đoạn 1: 130/80
- Tăng huyết áp gia đoạn 2: 140/90
Người bị cao huyết áp dưới 40 tuổi được gọi là cao huyết áp người trẻ.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tăng huyết áp
Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người lớn tuổi có đến 95% trường hợp không có nguyên nhân, chỉ khoảng 5% có nguyên nhân.
Tuy nhiên, ở người trẻ, tỉ lệ tăng huyết áp có nguyên nhân cao hơn so với người lớn tuổi. Các nguyên nhân có thể gặp là bệnh lý thận mạn tính, mất thăng bằng nội tiết tố, dùng nhiều rượu …
Ngoài ra, các yếu tố góp phần làm tăng huyết áp là hút thuốc lá (kể cả hút thuốc lá thụ động), béo phì, stress, lối sống tĩnh tại, ăn quá mặn, uống nhiều rượu.
Phương pháp phòng ngừa
Để phòng ngừa tăng huyết áp ở người trẻ tuổi, cần thực hiện giảm cân nếu bị béo phì.
Chế độ ăn uống
- Áp dụng chế độ ăn giảm cân ít đường, ít mỡ, nhiều chất đạm và chất xơ.
- Ngoài ra, nên giảm bớt khẩu phần trong mỗi bữa ăn chứ không nên giảm bớt số bữa ăn hằng ngày.
- Không nên ăn quà bánh vặt, nên ăn nhạt. Chỉ nên ăn không quá 2 – 4g muối mỗi ngày.
- Nên ăn thức ăn có chứa nhiều các chất kali (có nhiều trong chuối, nước dừa, đậu trắng…), can-xi (có nhiều trong sữa, tôm, cua…), ma-giê (có nhiều trong thịt) để hoạt động của hệ tim mạch được ổn định.
- Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật hơn là các loại thịt heo, bò, gà…
- Không nên ăn quá ngọt ngay cả khi không bị đái tháo đường…, hạn chế ăn mỡ động vật.
- Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ.
- Hạn chế uống nhiều rượu.
Nên rèn luyện thân thể, thường xuyên tập thể dục đều đặn mỗi ngày, mỗi lần khoảng 30 – 45 phút.
Chế độ sinh hoạt
- Nên rèn luyện thân thể, thường xuyên tập thể dục đều đặn mỗi ngày, mỗi lần khoảng 30 – 45 phút
- Nên dùng các loại hình như dưỡng sinh, đi bộ, chạy bộ… và tuyệt đối không được gắng sức
- Giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định, tránh trạng thái xúc động, lo âu
- Ngưng hút thuốc lá
- Khi điều trị dùng thuốc, người bệnh nên tuân thủ lời dặn của bác sĩ, không nên tự ý ngừng thuốc.
Xem thêm: hội chứng Down
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vẫn cũng như hỗ trợ kịp thời
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM
PHÒNG KHÁM CHẨN ĐOÁN MEDIC SÀI GÒN
Địa chỉ: 97 Hải Phòng, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 091 555 1519