Responsive image

Bệnh rối loạn đông máu Von Willebrand

Bệnh rối loạn đông máu Von Willebrand

1. BỆNH RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU VON WILLEBRAND LÀ GÌ

1.1. Định nghĩa về bệnh

Bệnh Von Willebrand là một rối loạn chảy máu di truyền phổ biến nhất. Làm chậm quá trình đông máu, gây chảy máu kéo dài sau khi bị thương. Do thiếu hụt hoặc giảm hoạt tính của yếu tố Von Willebrand trong máu.

Bệnh Von willebrand ước tính ảnh hưởng từ 1 trong 100 đến 10.000 người. Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1/100 người. Tuy nhiên, đa số những người này không có triệu chứng. Tỷ lệ các trường hợp có ý nghĩa lâm sàng là 1/1.000-10000 người. Những người có dấu hiệu và triệu chứng nhẹ có thể họ không khám chữa bệnh, không được chẩn đoán. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng bệnh Von Willebrand là rối loạn chảy máu di truyền phổ biến nhất.

Bạn có thể có nguy cơ cao đối với tình trạng này nếu bạn tiền sử gia đình có mắc bệnh. Bố hoặc mẹ có thể truyền gen bất thường gây bệnh cho con của mình.

đông máu trong lòng mạch

1.2. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do các đột biến trong gen VWF. Các gen VWF quy định sản xuất yếu tố Von Willebrand. Một glycoprotein được tổng hợp chủ yếu ở các tế bào nội mô cần thiết cho sự hình thành cục máu đông. Sau chấn thương, cục máu đông bảo vệ cơ thể bằng cách bít các mạch máu bị tổn thương và ngừa mất máu thêm. Yếu tố Von Willebrand hoạt động như chất kết dính giữ các cục máu đông dính với nhau. Kích thích ngưng tập tiểu cầu và ngăn ngừa sự phân hủy các protein đông máu khác. Nếu yếu tố Von Willebrand không hoạt động bình thường hoặc quá ít. Thì cục máu đông không thể tạo thành làm bất thường đông máu gây ra các đợt chảy máu kéo dài.

Những người bị bệnh này thường dễ bị bầm tím, chảy máu cam kéo dài. Chảy máu quá nhiều hoặc chảy máu sau chấn thương, phẫu thuật, nhổ răng. Các dạng nhẹ của bệnh có thể trở nên rõ rệt chỉ khi xuất huyết bất thường xảy ra sau phẫu thuật hoặc một chấn thương nghiêm trọng. Phụ nữ mắc bệnh này thường chảy máu nặng, kéo dài trong thời kỳ kinh nguyệt. Một số người cũng có thể bị chảy máu đường sinh dục trong khi mang thai và sinh con. Trong trường hợp nặng của bệnh Von Willebrand. Chảy máu nặng xảy ra sau chấn thương nhẹ hoặc thậm chí trong trường hợp không có thương tích (chảy máu tự phát). Các triệu chứng của bệnh Von Willebrand có thể thay đổi theo thời gian.

1.3. Phân loại bệnh

Bệnh Von Willebrand được chia thành ba loại dựa vào số lượng yếu tố Von Willebrand được tạo ra. Với loại 2 được chia thành bốn loại phụ:

+ Loại 1: đây là loại phổ biến nhất trong 3 loại, xảy ra ở gần 75% bệnh nhân. Nó di truyền trong gia đình theo nhiễm sắc thể trội có nghĩa là chỉ cần một người bị ảnh hưởng sẽ di truyền cho con. Đây là hậu quả từ việc thiếu hụt yếu tố Von Willebrand  so với bình thường. Việc chảy máu có thể từ nhẹ đến nặng.

+ Loại 2: xảy ra khi yếu tố Von Willebrand  có chức năng bất thường.

  • Loại 2A di truyền theo nhiễm sắc thể trội. chảy máu từ vừa đến nặng.
  • Loại 2B : di truyền theo nhiễm sắc thể trội, chảy máu từ vừa đến nặng. Hạ tiểu cầu không hay gặp.
  • Loại 2M : loại không phổ biến di truyền theo nhiễm sắc thể trội.
  • Loại 2N : loại không phổ biến di truyền theo nhiễm sắc thể  lặn. Điều này có nghĩa là bệnh nhân mắc bệnh nhận 2 alen đột biến, một từ bố và một từ mẹ. Yếu tố VIII có thể rất thấp. Chảy máu có thể nặng và đôi khi bị nhầm với hemophilia A.

+ Loại 3: đây là loại hiếm và nặng. Nó di truyền theo nhiễm sắc thể trội. Chảy máu có thể nghiêm trọng. Bệnh nhân trong loại này có lượng yếu tố Von Willebrand  rất thấp hoặc không có. Điều này dẫn đến thiếu yếu tố VIII và gây chảy máu trầm trọng.

Một dạng rối loạn khác, hội chứng Von Willebrand mắc phải, không phải do đột biến gen di truyền. Do những bệnh khác gây nên. Ví dụ như ung thư, tự miễn, bất thường tim (như bất thường vách gian thất, hẹp động mạch chủ). Thuốc hoặc suy giáp, ảnh hưởng đến tủy xương hoặc chức năng miễn dịch. Dạng hiếm gặp của tình trạng này được đặc trưng bởi chảy máu bất thường dưới da. Và các mô mềm khác, thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành.

1.4. Cách phát hiện bệnh như thế nào

Bệnh Von Willebrand  được chẩn đoán bởi xét nghiệm các yếu tố trong máu. Bao gồm cả hàm lượng yếu tố Von Willebrand trong máu cũng như chức năng của nó. Do nhiều loại bệnh Von Willebrand  có thể gây thiếu hụt yếu tố VIII. Nên yếu tố đông máu này cũng được kiểm tra. Đồng thời quan sát cấu trúc của yếu tố Von Willebrand. Phân hủy thế nào, rất quan trọng đặc biệt trong chẩn đoán tuýp 2 của bệnh. Hiện nay sử dụng xét nghiệm sinh học phân tử để xác định chính xác đột biến gen gây ra tình trạng thiếu hụt.

Việc chẩn đoán sớm kịp thời, theo dõi, điều trị, cung cấp cho cơ thể đủ hàm lượng yếu tố đông máu. Cho nhu cầu trao đổi chất thì bệnh nhân sẽ tránh được các biến chứng. Và có thể sống một cuộc sống ổn định tương đối bình thường.

2. XÉT NGHIỆM BỆNH VON WILLEBRAND

Gói xét nghiệm gen di truyền của chúng tôi sử dụng phương pháp giải trình tự gen (NGS) tiên tiến nhất. Giúp phát hiện các đột biến trên gen VWF được khảo sát. Từ đó đưa ra kết quả giúp bác sĩ và người mang đột biến có thể có phương án điều trị thích hợp.

  • Dễ dàng: Chỉ sử dụng 5ml máu ngoại vi.
  • Nhanh chóng: Trả kết quả chỉ sau 7 ngày làm việc, từ đó bác sĩ và người mang gen sớm có phương án xử lý.
lấy máu xét nghiệm

3. ĐỐI TƯỢNG NÊN LÀM XÉT NGHIỆM BỆNH VON WILLEBRAND

Được khuyên sử dụng cho:

  • Những người có triệu chứng: chảy máu quá nhiều và kéo dài sau các thủ thuật y khoa xâm lấn. Tai nạn hay phẫu thuật, chảy máu mô mềm hoặc chảy máu sau chấn thương nhỏ. Dễ bị bầm tím, chảy máu kéo dài trong miệng từ vết cắt hoặc vết cắn…
  • Các cặp vợ chồng chuẩn bị tiến tới hôn nhân hoặc chuẩn bị có con.
  • Tiền sử gia đình có người từng bị hội chứng chảy máu kéo dài.
  • Người cần xác định thêm thể đột biến, loại đột biến để tiên lượng điều trị bệnh.

Xem thêm: 

Thiếu máu lên não: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Những lưu ý để phòng bệnh mùa hè cho trẻ

Người bị sốt không nên ăn gì?

Ý nghĩa của xét nghiệm Canxi trong máu

TIN XEM NHIỀU NHẤT

nguyên nhân tăng đường huyết sau ăn 142135 Lượt xem
Chỉ số đường huyết an toàn sau ăn là bao nhiêu. Bên cạnh việc theo dõi đường đói, người bệnh tiểu đường cần theo dõi tăng đường huyết sau ăn 2 tiếng. Đây là ...
64468 Lượt xem
Phát hiện chất gây nghiện nhanh bằng xét nghiệm nước tiểu Chất gây nghiện tồn tại trong cơ thể làm tổn thương rất lớn. Do đó, nếu có nghi ngờ cần tiến hành xét nghiệm ...
55489 Lượt xem
LỢI VÀ HẠI KHI ĐIỀU TRỊ MÁY XÔNG KHÍ DUNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH Điều trị bằng máy xông khí dung không phải ai cũng biết. Cùng Vinabook tìm hiểu lợi và hại khi dùng máy xông để tránh ...
52100 Lượt xem
XÉT NGHIỆM MÁU TỔNG QUÁT LÀ GÌ? BAO GỒM NHỮNG XÉT NGHIỆM NÀO? XÉT NGHIỆM MÁU TỔNG QUÁT LÀ GÌ? BAO GỒM NHỮNG XÉT NGHIỆM NÀO? THỰC HIỆ N Ở PHÒNG KHÁM MEDIC SÀI GÒN 97 HẢI PHÒNG ĐÀ ...
42796 Lượt xem
trẻ em thì nên thở khí dung bao nhiêu lần/ngày là đủ? Trẻ em thì nên thở khí dung bao nhiêu lần là caaiu hỏi mà người mẹ nào cũng thắc mắc. Bạn có thể cho bé sử dụng ...
xét nghiệm 33670 Lượt xem
 VÌ SAO CẦN CHỦ ĐỘNG XÉT NGHIỆM MÁU TỔNG QUÁT ĐỂ PHÁT HIỆN BỆNH? Xét nghiệm máu có thể cho biết nguy cơ mắc những bệnh gì? Những lưu ý khi xét nghiệm tổng quát? Bao nhiêu lâu cần xét ...
-->
I am Dr.Bao
Online
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
LOGO
Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn