UNG THƯ CÓ DI TRUYỀN CAO KHÔNG
Các loại ung thư đa phần bắt nguồn từ sự biến đổi gen, có thể tích tụ qua quá trình trưởng thành, phơi nhiễm độc chất ở môi trường xung quanh, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chế độ ăn uống, hormone…
Theo website của tổ chức phòng chống ung thư Force, một vài người khi sinh ra đã có nguy cơ ung thư cao hơn so với bình thường vì họ thừa kế những gen bị biến đổi.
Theo khoa học, cơ thể người gồm 23 bộ nhiễm sắc thể, chứa gen quy định cho sự sống, mỗi bộ gồm một nhiễm sắc thể của mẹ và một thừa hưởng từ cha. Mỗi nhiễm sắc thể gồm hàng ngàn gen mã hóa trong DNA. Một sự thay đổi của chuỗi DNA có thể khiến gen được quy định mất chức năng. Sự thay đổi ấy được gọi là đột biến gen.
Nếu ba mẹ có đột biến gen, không có nghĩa người con sẽ mang gen đó. Cơ hội là 50/50, bởi mỗi người đều mang hai nguồn gen từ ba và mẹ. Nếu bạn thừa kế một gen đột biến làm gia tăng khả năng ung thư không có nghĩa bạn chắc chắn mắc bệnh mà sẽ có nguy cơ cao hơn so với người khác.
Cảnh báo những căn bệnh ung thư có tính di truyền cao
Ung thư vú
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Sự di truyền của ung thư vú có liên quan đến gen BRCA 1 và BRCA 2. Khi hai gen bị đột biến, chúng không thể sửa chữa lỗi và kiểm soát sự sinh sản của các tế bào xấu kịp thời, cuối cùng dẫn đến ung thư. Đột biến ở hai gen này được truyền từ mẹ sang con. Phụ nữ có đột biến gen này có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 4 đến 8 lần so với người bình thường.
Ung thư gan
Theo chuyên gia, nếu cha mẹ được phát hiện mắc bệnh ung thư gan, con cái họ có thể là đối tượng cần phải phòng ngừa cẩn thận nhất, bởi vì virus viêm gan B và C là nguyên nhân hàng đầu gây ra loại ung thư này. Trong khi đó, loại virus này có thể truyền nhiễm trong gia đình.
Các bác sĩ ung thư đề nghị rằng nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc ung thư gan, con cái nên đi kiểm tra chức năng gan toàn diện dù hiện tại có đang khỏe mạnh hay không.
Ung thư vòm họng
Tỷ lệ mắc ung thư biểu mô vòm họng có khuynh hướng di truyền rõ ràng. Theo các bác sĩ ung thư, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vòm họng nên thường xuyên kiểm tra virus Epstein – Barr.
Các bác sĩ khuyến cáo, những người bị chảy máu mũi thường xuyên, nổi hạch cổ không rõ nguyên nhân, tràn dịch tai giữa… thì hãy làm các xét nghiệm mũi họng càng sớm càng tốt.
Ung thư dạ dày
Theo nghiên cứu, nếu trong gia đình có ít nhất 2 người bị ung thư dạ dày, một trong số đó dưới 50 tuổi thì đó chính là ung thư dạ dày di truyền.
Các bác sĩ ung bướu cho rằng ung thư dạ dày có dấu hiệu ban đầu không rõ ràng, nên chỉ bằng cách nội soi dạ dày thường xuyên thì mới có thể phát hiện ung thư sớm.
XÉT NGHIỆM ADN HUYẾT THỐNG, PHÁP LÝ
Ung thư đại trực tràng
Mỗi năm,1,2 triệu người trên toàn thế giới chẩn đoán ung thư đại trực tràng và 600.000 người chết trực tiếp hoặc gián tiếp từ căn bệnh này. Trong đó 3-5% các bệnh ung thư này là do di truyền, và các dạng di truyền của chúng là ung thư đại trực tràng phát triển từ polyp. Được biết cha mẹ có tiền sử bị loại ung thư này có 50% khả năng di truyền xuống đời con.
SÀNG LỌC TRƯỚC SINH NIPT TOÀN QUỐC
Ung thư tuyến giáp
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: có khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh chị em,…) đã từng mắc bệnh. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra được cụ thể loại gene đột biến nào dẫn tới sự di truyền này.
Theo các chuyên gia, ung thư được phát hiện càng sớm thì cơ hội chữa khỏi càng lớn. Vì vậy, sàng lọc ung thư thường xuyên là điều hết sức cần thiết.
Ngoài ra, cần hạn chế hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc, kiểm soát việc uống rượu bia và tránh xa các chất gây ung thư và môi trường.
Mọi thông tin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm. Hotline: 0914 4965 16
PHÒNG KHÁM CHẨN ĐOÁN MEDIC SÀI GÒN HÂN HẠNH GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH NÀY