Responsive image

Chọn nệm chống loét phù hợp cho người nằm lâu- Đà Nẵng

Chọn nệm chống loét phù hợp cho người nằm lâu

– Đà Nẵng

Loét da thường xảy ra với những người cao tuổi ít vận động, người bệnh nằm lâu tại giường: người bị bệnh liệt, gãy xương, chấn thương, sau phẫu thuật phải hạn chế cử động…Nguyên nhân hình thành vết loét là do một số bộ phận trên cơ thể bị tỳ đè lâu ngày, máu không lưu thông khiến các mô dần chết đi. Để hạn chế tình trạng loét không mong muốn, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách. Chọn nệm chống loét phù hợp là một trong những cách hữu hiệu để ngăn ngừa sự hình thành vết loét.

Vậy chọn nệm chống loét như thế nào để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Mời bạn cùng Vinabook tìm hiểu cơ chế hình thành vết loét và cách chọn nệm đúng dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây loét ở người nằm lâu:

Người nằm lâu 1 chỗ thường bị loét do tì đè. Đây là 1 loại loét do kém dinh dưỡng ở một hoặc nhiều vùng da của cơ thể. Thường xuất hiện ở những bệnh nhân nặng phải nằm lâu, không trở mình, không thay đổi tư thế, không được xoa bóp vùng bị tì đè.

Vị trí dễ loét khi nằm ngửa và nằm nghiêng

Vùng da bị tì đè lâu ngày dẫn đến mao mạch khó lưu thông, gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng. Tình trạng lâu ngày dẫn đến máu tĩnh mạch ứ lại gây sung huyết, bung ra gây loét.

Loét tì đè ở người cao tuổi thường ở những vị trí xương lồi lên mà không có cơ bao bọc hoặc có nhưng quá ít như khi nằm ngửa, sẽ gặp ở vùng da xương chẩm (sau gáy), vùng xương cùng (giữa hai mông: mông bên trái và bên phải), vùng da xương bả vai, khuỷu tay, gót chân.

Nếu người bệnh nằm nghiêng, thường sẽ bị loét da bên ngoài lồng ngực, phía ngoài và trong đầu gối, vùng da mắt cá chân (nằm nghiêng bên nào sẽ bị loét da mắt cá chân bên đó). Trường hợp người bệnh bị suy hô hấp phải ngồi hoặc nửa nằm nửa ngồi có thể bị loét vùng da ở ụ ngồi xương chậu.

Cách phát hiện sớm vùng da bị loét:

Dấu hiệu sớm khi vết loét mới hình thành:

  • Vùng da hay bị tỳ đè ửng đỏ và sưng nề, không mất đi trong vòng 15 phút kể từ khi thôi không tỳ lên.
  • Tiến hành massage, xoa bóp trong vòng 15- 30 phút mà vết ửng đỏ không mất đi.
  • Da ở vùng chẩm, vai, cùng cụt, mông, gót chân, 2 mẫu chuyển lớn xương đùi là những vùng da dễ bị loét.

Các yếu tố thuận lợi dễ gây loét: da ẩm ướt, bệnh nhân đang điều trị các thuốc kháng viêm non- steroid, thuốc giảm đau làm tăng khả năng bị loét.

Ở giai đoạn đầu, vết loét hiện diện dưới dạng tử ban trên vùng da nhô xương hay vùng bị đè. Đa số ở giai đoạn này, loét cho thể mất đi nếu không còn sự tỳ đè. Việc này sẽ khó nhận định đối với những người da sẫm màu.

Ở giai đoạn tiếp theo, vết loét trên bề mặt có biểu hiện như một vết trầy, hố nông hay phồng giộp. Trên bề mặt da có thể mất phần biểu bì, bì hay cả phần bì và u mỡ. Tại nơi này, bệnh nhân sẽ có cảm giác nóng, rát, nặng hơn là gây đau nhức.

Giai đoạn nặng hơn, vết hoại tử xuất hiện dưới dạng toàn bộ bề dày của da bị hoại tử có liên quan đến sự tổn thương hay mất mô dưới da, có thể mở rộng xuống phía dưới nhưng không sâu. Vết loét không được điều trị, chăm sóc sẽ làm mất toàn bộ bề dày của da. Sau đó lan ra rộng hơn, mô hoại tử, tổn thương phần cơ, xương. Dẫn đến các cấu trúc nâng đỡ bị ăn mòn và tổn thương. Phải mất hàng tháng hay hàng năm vết loét giai đoạn này mới có thể lành.

Chọn nệm chống loét phù hợp cho người bệnh nằm lâu 1 chỗ:

Nệm chống loét

Cách dễ dàng để chống loét là sử dụng đệm chống loét cho bệnh nhân. Vì nệm này có van đảo chiều vừa ngăn ngừa loét, vừa có thể massage lưng người bệnh nằm lâu 1 chỗ.

Đệm chống loét iMedicare Iam- 8P- lựa chọn tối ưu cho bệnh nhân liệt giường.

Đặc điểm:

  • Nệm làm từ nhựa PVC dùng trong y tế, không mùi, an toàn cho sức khỏe.
  • Dễ dàng di chuyển, gấp gọn và vệ sinh.
  • Không khí được bơm liên tục, tạo thành dòng không khí không gây bí nóng.
  • Có chế độ van bơm hơi giúp không khí lưu thông ở mặt đệm, giữ mặt đệm luôn ở mức 27- 28 độ C.
  • Hoạt động ổn định, độ ồn thấp.

Xem thêm: Xem sản phẩm đệm chống loét tại đây.

 

dem-chong-loet-imedicare-iam-8p

Đệm chống loét iMedicare IAM- 8P được thiết kế riêng cho những người có thời gian nằm điều trị bệnh dài ( hơn 15 giờ/ ngày). Các múi hơi xen kẽ các rãnh là điểm đặc biệt, giúp phân tán đều lực tì đè của cơ thể, đặc biệt là các vùng chịu lực tì đè lớn như phần lưng hoặc xương cụt.

Những điều nên chú ý khi chăm sóc bệnh nhân để tránh loét da:

  • Những bệnh nhân nằm trên giường lâu năm, 1 – 2 giờ phải thay đổi tư thế nghiêng, ngửa , sấp, lật người bệnh. Kiểm tra và làm vệ sinh như lau khô mồ hôi, làm mát vùng tỳ đè.
  • Khi đặt bệnh nhân nằm ngửa, cần có gối mềm kê ở các vùng thắt lưng, gót.
  • Tư thế nằm nghiêng cần có gối kê ở thắt lưng, gối ở gót. Tất cả các gối kê cần giữ tư thế sinh lý của cột sống, của chi và chống loét do đè ép.
  • Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cơ thể người bệnh. Làm thoáng da và dùng một số bột chống ẩm xoa lên vùng thường xuyên bị đè, cọ xát nhiều của bệnh nhân. Nên đặt người bệnh nằm ở nơi thông thoáng và khô ráo, tránh ẩm mốc dễ gây lên các vết loét.
  • Nếu có thể nên sử dụng nệm chống loét để lót cho bệnh nhân nằm, nệm chống loét có tác dụng rất lớn trong việc tạo sự thông thoáng cho vùng da cọ sát. Giúp người chăm sóc đỡ phải thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân hay làm khô vùng da ẩm ướt.
  • Dự phòng loét rất quan trọng, người chăm sóc bệnh nhân nằm lâu nên lưu ý những dấu hiệu nhỏ nhất để hạn chế tối đa vết loét da. Nếu bệnh nhân đã bị loét, cần săn sóc, điều trị đúng quy cách để vết loét không tăng thêm.

Bác sĩ khuyên gì ?

Dinh dưỡng cho người nằm một  chỗ

 

Ngoài việc vệ sinh, chăm sóc thì chế độ dinh dưỡng đầy đủ rất cần thiết. Thiếu hụt dinh dưỡng là nguyên nhân làm chậm quá trình lành vết thương bằng cách ức chế sự tổng hợp collagen. Người bệnh thiếu hụt protein dễ có khả năng gây các nhiễm trùng loét nhất vì chúng làm giảm chức năng của bạch cầu.

Chất béo cũng là chất cần thiết vì chúng tạo nên cấu trúc màng tế bào. Vitamin và muối khoáng cũng giữ vai trò quan trọng trong quá trình lành vết thương.

Vì vậy, cách tốt nhất để dự phòng loét là cho bệnh nhân ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và tránh hình thành vết loét.

Nếu bệnh nhân đã bị loét, cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị, không điều trị theo mách bảo tránh nhiễm khuẩn da. Không nặn, không xoa bóp vùng da loét và quanh vết loét

Một sản phẩm được rất nhiều y bác sĩ tư vấn sử dụng cho bệnh nhân nằm lâu ngày đó chính là nệm chống loét. Sản phẩm này đã và đang hỗ trợ cho rất nhiều bệnh nhân, giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ khỏe và tránh khỏi nguy cơ hình thành vết loét.

Thiết bị y tế gia đình Vinabook

97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng

Hotline: 0905.644.128-0236.382.2866

 Xem thêm: 

Tin sức khỏe cho bạn.

Xét nghiệm tổng quát

XÉT NGHIỆM DỊ NGUYÊN DO NGỨA

TIN XEM NHIỀU NHẤT

nguyên nhân tăng đường huyết sau ăn 142468 Lượt xem
Chỉ số đường huyết an toàn sau ăn là bao nhiêu. Bên cạnh việc theo dõi đường đói, người bệnh tiểu đường cần theo dõi tăng đường huyết sau ăn 2 tiếng. Đây là ...
64646 Lượt xem
Phát hiện chất gây nghiện nhanh bằng xét nghiệm nước tiểu Chất gây nghiện tồn tại trong cơ thể làm tổn thương rất lớn. Do đó, nếu có nghi ngờ cần tiến hành xét nghiệm ...
55680 Lượt xem
LỢI VÀ HẠI KHI ĐIỀU TRỊ MÁY XÔNG KHÍ DUNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH Điều trị bằng máy xông khí dung không phải ai cũng biết. Cùng Vinabook tìm hiểu lợi và hại khi dùng máy xông để tránh ...
52331 Lượt xem
XÉT NGHIỆM MÁU TỔNG QUÁT LÀ GÌ? BAO GỒM NHỮNG XÉT NGHIỆM NÀO? XÉT NGHIỆM MÁU TỔNG QUÁT LÀ GÌ? BAO GỒM NHỮNG XÉT NGHIỆM NÀO? THỰC HIỆ N Ở PHÒNG KHÁM MEDIC SÀI GÒN 97 HẢI PHÒNG ĐÀ ...
42966 Lượt xem
trẻ em thì nên thở khí dung bao nhiêu lần/ngày là đủ? Trẻ em thì nên thở khí dung bao nhiêu lần là caaiu hỏi mà người mẹ nào cũng thắc mắc. Bạn có thể cho bé sử dụng ...
xét nghiệm 33808 Lượt xem
 VÌ SAO CẦN CHỦ ĐỘNG XÉT NGHIỆM MÁU TỔNG QUÁT ĐỂ PHÁT HIỆN BỆNH? Xét nghiệm máu có thể cho biết nguy cơ mắc những bệnh gì? Những lưu ý khi xét nghiệm tổng quát? Bao nhiêu lâu cần xét ...
-->
I am Dr.Bao
Online
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
LOGO
Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn