Vì sao cần chủ động xét nghiệm máu tổng quát để phát hiện bệnh?
Khi đi khám sức khỏe tổng quát hoặc nghi ngờ dấu hiệu bất thường, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân xét nghiệm máu. Từ các chỉ số sinh hóa máu, bác sĩ có thể chẩn đoán được một số nguy cơ và bệnh lý. Vậy xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì? Vì sao cần xét nghiệm máu tổng quát?
1. Xét nghiệm máu tổng quát cho biết nguy cơ mắc bệnh gì?
1.1. Các bệnh về máu và thành phần trong máu
- Kiểm tra các tế bào hồng cầu
- Kiểm tra các tế bào bạch cầu
- Kiểm tra các tiểu cầu
- Hemoglobin (Hb)
- Hematocrit (Hct)
- Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV)
1.2. Các bệnh liên quan đến đường huyết
Xét nghiệm cho biết lượng đường (glucose) có trong máu của bạn.
1.3. Các bệnh liên quan đến canxi máu
Canxi là một khoáng chất quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, lượng canxi trong máu quá cao hay quá thấp có khả năng là dấu hiệu của các bệnh lý thận, vấn đề về xương, bệnh tuyến giáp, ung thư, suy dinh dưỡng hoặc một vài rối loạn khác.
1.4. Các bệnh liên quan đến cân bằng điện giải
Các chất điện giải (gồm natri, kali, bicarbonate và clorua…) là các thông số xét nghiệm máu cần thiết, giúp duy trì nồng độ chất lỏng và cân bằng độ axit trong cơ thể.
1.5. Các bệnh về thận và chức năng thận
Xét nghiệm máu đối với chức năng thận đo nồng độ urê máu (BUN) và creatinin. Cả hai thành phần này đều là những chất thải mà thận lọc ra khỏi cơ thể. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy hai thông số này bất thường thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận.
1.6. Các bệnh liên quan đến hoạt động của enzym
Enzym giúp kiểm soát và xúc tác cho các phản ứng hóa học trong cơ thể. Có nhiều xét nghiệm kiểm tra enzym nhưng đối với enzym trong máu thì thường được sử dụng để chẩn đoán cơn đau tim.
1.7. Tình trạng cơ bắp và tế bào tim bị tổn thương
Troponin là một protein có tác dụng co cơ. Khi cơ bắp hoặc các tế bào tim bị tổn thương, troponin sẽ bị rò rỉ ra ngoài và vào máu, dẫn đến nồng độ troponin trong máu tăng lên.
Ví dụ, nồng độ troponin trong máu sẽ tăng cao khi bạn bị đau tim. Do đó, bác sĩ thường chỉ định làm xét nghiệm troponin trong máu khi bệnh nhân có triệu chứng đau ngực hoặc các dấu hiệu đau tim khác.
1.8. Nguy cơ bệnh tim và rối loạn mỡ máu
Xét nghiệm máu giúp bác sĩ xác định được nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành ở bệnh nhân thông qua các thông số xét nghiệm máu liên quan đến cholesterol:
- Nồng độ cholesterol xấu: Sự tích tụ cholesterol xấu gây ra tắc nghẽn trong lòng mạch máu, gây xơ vữa động mạch.
- Nồng độ cholesterol tốt: Loại cholesterol này làm giảm tình trạng tắc nghẽn trong động mạch.
- Triglyceride: Là một loại chất béo có trong máu.
Nồng độ cholesterol và triglyceride bất thường cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Đối với xét nghiệm máu để tìm các thành phần này, người thực hiện sẽ cần phải nhịn ăn từ 9 – 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm để đảm bảo độ chính xác.
Các xét nghiệm cơ bản trên sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe sơ bộ. Khi kết quả xét nghiệm có những vấn đề bất thường, bạn sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm chuyên sâu để đi đến kết luận chính xác như: siêu âm, chụp X Quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ…
Như vậy, xét nghiệm tổng quát sẽ giúp phát hiện các bệnh lý cơ bản: bệnh tiểu đường, bệnh mỡ máu, bệnh thiếu máu, bệnh thiếu máu não, bệnh gout… cho đến các bệnh lý phức tạp như: viêm gan, xơ gan, nhiễm trùng máu, ung thư máu, các bệnh về tim mạch và cả bệnh xã hội như HIV…
3. Xét nghiệm máu tổng quát gồm những gì?
• Xét nghiệm công thức máu (tổng phân tích tế bào máu): giúp bạn biết được mình thuộc nhóm máu nào; có bị thiếu máu hay không; lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong máu có ổn định không; chức năng đông máu hoạt động như thế nào, có bị nhiễm trùng máu, ung thư máu hay không?
• Xét nghiệm đường huyết (glucose): kiểm tra lượng đường trong máu có vượt mức quy định không, xác định xem bạn có bị tiểu đường không?
• Xét nghiệm men gan: xác định chức năng gan như thế nào?
• Xét nghiệm mỡ máu (cholesterol và triglyceride): xác định bạn có bị mỡ máu không, có bị các vấn đề về tim mạch không?
>>> Xem thêm: Xét nghiệm tại nhà ở Đà Nẵng
4. Những lưu ý khi xét nghiệm tổng quát
Bạn cần tuyệt đối lưu ý:
• Nhịn ăn trước khi xét nghiệm: Trong vòng 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn không được ăn hay uống các loại nước ngọt, nước hoa quả, nước có ga, đặc biệt là rượu, bia, cà phê, thuốc lá, chất kích thích,… xét nghiệm máu tổng quát thường được thực hiện vào buổi sáng
• Bạn được phép uống nước lọc để đảm bảo cơ thể không bị mất nước. Nước lọc không gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
5. Bao nhiêu lâu cần chủ động xét nghiệm tổng quát
Xét nghiệm tổng quát giúp phát hiện sớm một số loại bệnh hoặc đưa ra những cảnh báo về các bệnh có thể mắc phải trong thời gian tới. Không chỉ người bệnh mà những người khỏe mạnh cũng cần đi xét nghiệm máu định kỳ, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ, mỗi người cần làm xét nghiệm máu tổng quát 6 tháng/lần.
Thông qua đó, bạn sẽ phát hiện những vấn đề về sức khỏe, tầm soát sớm các bệnh lý để đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời điều trị tốt hơn
6. Xét nghiệm tổng quát hết bao nhiêu tiền
Chi phí xét nghiệm tổng quát tùy thuộc vào từng loại xét nghiệm, từng cơ sở y tế. Đây là loại xét nghiệm cơ bản, bạn có thể dễ dàng thực hiện tại các bệnh viện, cũng như các cơ sở y tế tư nhân, thậm chí là sử dụng dịch vụ lấy máu và trả kết quả – tư vấn tại nhà hãy đến Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng
Chủ động xét nghiệm tổng quát là phương pháp hữu hiệu giúp bạn bảo vệ sức khỏe chính bản thân mình và gia đình. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Phòng khám chúng tôi luôn có bác sĩ, y tá xét nghiệm tư vấn tại Đà Nẵng mọi nơi mọi lúc khi quý khách hàng cần, luôn lấy cái “Tâm” để phục vụ
Hãy liên hệ Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn để được tư vấn:
– Địa chỉ 97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng
– Hotline: 091 555 1519
– Zalo: 0914 496 516