Mắc bệnh tiểu đường có thể sống thêm bao nhiêu năm nữa?
Bệnh tiểu đường là căn bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu. Bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường. Điều nhiều người khi được chẩn đoán bị đái tháo đường nghĩ đến đầu tiên là :”bị bệnh đái tháo đường có thể chữa khỏi không? có thể sống được bao lâu?” Cùng phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn giải đáp những thắc mắc này nhé.
>>> Chỉ số đường huyết sau ăn an toàn là bao nhiêu?
Vì sao mắc bệnh tiểu đường làm giảm tuổi thọ?
Có tới 68% người bị tiểu đường tử vong do biến chứng tim mạch. Nguy cơ tử vong sẽ tăng cao nếu kèm tăng huyết áp, mỡ máu, hút thuốc lá hoặc thừa cân, béo phì.
Theo các chuyên gia y tế, dù bạn bạn mắc tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2, được chuẩn đoán sớm hay muộn, mức độ biến chứng nhiều hay ít, có kèm bệnh khác hay không, đều ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Đa số các nguyên nhân gây tử vong ở người bị tiểu đường là do biến chứng.
Các biến chứng thường gặp ở đường bị bệnh đái tháo đường:
- Biến chứng tim mạch, bệnh võng mạc, suy thận…
- Biến chứng thần kinh ngoại vi, thần kinh tự chủ ( tê bì, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp…)
- Nhiễm trùng: vết thương, vết loét chậm lành và người bệnh có thể phải cắt cụt chi trong các trường hợp nặng của bệnh lý bàn chân.
Người mắc bệnh tiểu đường thường sống được bao nhiêu năm?
Tuổi thọ trung bình của bệnh nhân tiểu đường ngắn hơn 4,6 năm so với người bình thường.
Một cuộc khảo sát của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã tiến hành trên hơn 20.000 người Mỹ trên 50 tuổi từ năm 1998 đến năm 2012.
Mục đích của nghiên cứu này là điều tra mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và sự suy giảm chức năng thể chất trong cuộc sống hàng ngày.
Kết quả của nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí y khoa ” Diabetes Care ” do Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) xuất bản.
Theo kết quả trên, những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ tử vong sớm hơn 4 – 6 năm so với những người không mắc bệnh. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề cập đến trở ngại về ” hoạt động sinh hoạt hàng ngày” (ADL) tiến triển sớm hơn 6- 7 năm. Các hoạt động này bao gồm: vận động, ăn uống, thay quần áo, bài tiết, tắm rửa.
Nam giới cao tuổi mắc bệnh tiểu đường có tần suất bị trên 3 vấn đề suy giảm thể chất tăng lên 20 đến 24%, cao hơn 12 đến 16% những người đàn ông không mắc bệnh tiểu đường.
Xem thêm: Huyết áp ở 2 tay có điều nhau hay không?
Tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1:
Theo Hiệp hội Tiểu đường Anh quốc, người mắc tiểu đường tuýp 1 có thời gian sống trung bình khoảng 63 – 65 năm, ít hơn 20 năm so với người bình thường
Nhưng với những tiến bộ về y học và sự gia tăng nhận thức về chữa bệnh, hiện nay, bệnh nhân đã kéo dài đáng kể được tuổi thọ. Một nghiên cứu gần đây cho biết, nam giới mắc tiểu đường tuýp 1 bị giảm 11 tuổi, nữ giới giảm 13 tuổi.
Tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2:
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 có tuổi thọ kéo dài hơn tuýp 1. Chỉ ngắn hơn khoảng 5-10 năm tuổi thọ so với người bình thường.
Tuổi thọ của người bệnh tuýp 2 phụ thuộc vào sự chăm sóc sức khỏe, liệu trình điều trị bệnh khoa học, phù hợp. Người bệnh sẽ kéo dài tuổi thọ lâu hơn nếu có sự chủ động trong việc xét nghiệm đường huyết định kỳ và chẩn đoán sớm từ giai đoạn tiền tiểu đường.
Điều quan trọng nhất là bạn cần hiểu rõ những yếu tố làm giảm tuổi thọ của bản thân và chủ động ngăn ngừa các biến chứng khi điều trị bệnh tiểu đường.
Làm thế nào để sống lâu với bệnh đái tháo đường:
>>> Các bí quyết để kiểm soát đường huyết
Điều chỉnh lối sống phù hợp với người tiểu đường:
Quản lý lượng đường trong cơ thể là chìa khóa để bạn sống thọ hơn. Tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường có thể kéo dài nếu thực hiện lối sống khoa học, phù hợp. Bạn hãy thực hiện những biện pháp sau nhé:
- Duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh, xét nghiệm lượng đường trong máu thường xuyên.
- Theo dõi nồng độ isulin trong máu lúc đang đói. Nồng độ bình thường là 2-4. Chỉ số càng cao, các tế bào càng nhạy cảm với insulin.
- Duy trì cân nặng ở mức vừa phải để hạn chế biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Thực hiện phương pháp nhịn ăn gián đoạn cũng là một cách phù hợp để giảm cân an toan và giảm độ nhạy cảm của tế bào với insulin.
- Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, tăng khả năng đề kháng của cơ thể.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người bệnh tiểu đường. Không sử dụng ngũ cốc và đường. Vì nó làm tăng nồng độ Insulin trong máu và tăng nguy cơ viêm.
- Không hút thuốc lá vì nó dẫn đến các nguy cơ biến chứng nghiêm trong đến gan, mắt, tim, thận. Thuốc lá cũng làm tắc nghẽn máu lưu thông ở chân, bàn chân. Lâu ngày khiến bộ phận này bị nhiễm trùng, lở loét, khó lành.
- Hạn chế bị căng thẳng, stress, áp lực công việc để tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể. Người bệnh cần quản lý căng thẳng bằng yoga, thiền định hoặc đi bộ.
- Ngủ đủ giấc: đây là cách tốt nhất để giữ cơ thể khỏe mạnh, chữa lành các tổn thương. Ngoài ra, ngủ đủ giấc được cho là ngăn ngừa rối loạn sinh hóa, kiểm soát nồng độ đường trong máu,
Trang bị một chiếc máy đo huyết áp cá nhân là cách dễ nhất để theo dõi tình trạng huyết áp thường xuyên tại nhà. Tránh các biến chứng có thể gặp khi đường huyết tăng cao.
>>> Mua máy đo đường huyết tại nhà.
Kiểm soát các bệnh lý kèm theo
Trong quá trình điều trị, nhiều bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ gặp biến chứng tiểu đường. Nếu bạn đang bị huyết áp cao, mỡ máu hoặc các vấn đề về thận, bạn nên trao đổi với bác sĩ để kết hợp điều trị tốt hơn, tránh các biến chứng do bệnh khác gây ra.
Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn – 97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng